Cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa không lo hư hỏng, vẫn tươi ngon như thế nào? Tham khảo bài viết ngay sau đây của Shatico.
Không phải tỉnh thành nào cũng có vựa hải sản hoặc gần biển để bạn dễ dàng mua hải sản tươi sống. Do vậy, cần có cách vận chuyển hải sản tươi sống đảm bảo hải sản vẫn sống, vẫn đảm bảo chất lượng. Trong quá trình vận chuyển hải sản tươi sống cần lưu ý điều gì? Làm sao để chọn được hải sản ngon? Trong bài viết này Shatico sẽ gợi ý cho các bạn cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa hiệu quả.
1. Khó khăn trong quá trình vận chuyển hải sản tươi sống đi xa
Hải sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều đạm. Các loại hải sản có sức sống không quá cao, sống ở môi trường dưới nước. Chính vì vậy, khi vận chuyển hải sản đi xa đòi hỏi yêu cầu vận chuyển cao về nhiệt độ, cách bảo quản để giữ hải sản tươi sống. Trong quá trình di chuyển hải sản đường dài, khó khăn thường gặp nhất đó là các thùng chứa không đủ lạnh, nhiệt độ không ổn định khiến hải sản bị chết. Ngoài ra, để quá nhiều loại hải sản trong cùng thùng chứa làm cho chúng bị ám mùi, ảnh hưởng lẫn nhau.
Khó khăn trong quá trình vận chuyển hải sản
2. Những cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa
Mỗi loại hải sản sẽ có cách vận chuyển khi đi xa khác nhau. Sau đây là một số cách vận chuyển hải sản tươi sống được áp dụng nhiều nhất đối với các loại hải sản thông dụng như tôm, cua, hải sản 2 mảnh vỏ.
Thông khí cho hải sản
Các loại hải sản khỏe, sức sống bền như cua thì vận chuyển xa tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần lấy dây buộc chặt càng cua, cho vào thùng xốp đậy kín rồi chọc vài lỗ quanh thùng để không khí lưu thông, giúp cua vẫn hô hấp được trong suốt quá trình vận chuyển. Tiếp đó, lấy khăn ẩm đắp lên thân cua. Cua là loài chịu hạn khá tốt nên với cách làm như trên, thời gian vận chuyển cho phép là 12 tiếng.
Chú ý: Cua không chịu được nóng nên khi vận chuyển xa, hãy để cua trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ.
Sốc nhiệt hải sản
Cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa với ghẹ hoặc tôm – một trong số các loại hải sản được đánh giá cao về sức sống và độ dẻo dai thì chúng thường được sốc nhiệt. Sốc nhiệt cho tôm, ghẹ bằng nước lạnh khiến chúng rơi vào trạng thái ngủ đông, cơ thể vẫn tươi ngon, thịt săn chắc, ngọt mà không bị óp hay lả. Khi đến nơi, chỉ cần thả ghẹ và tôm vào chậu nước nhiệt độ bình thường thì chúng sẽ tỉnh.
Trên đường vận chuyển, cho tôm/ghẹ đã ngủ đông vào túi nilon, bơm khí oxy và buộc chặt miệng túi, xếp vào thùng xốp rồi dán kín. Đảm bảo dù đặt hàng xa nhưng thông qua cách vận chuyển này thì bạn vẫn được thưởng thức hải sản tươi sống.
Gây mê hải sản
Gây mê chủ yếu là cách vận chuyển cá đi xa. Cá rất dễ chết nên cần được gây mê bằng một loại thuốc chuyên dụng cho thực phẩm và đã được kiểm định chất lượng, an toàn và được cho phép sử dụng. Cách gây mê hải sản không khó, bạn chỉ cần hòa một lượng thuốc gây mê quy định rồi thả cá vào, sau một vài phút cá sẽ có trạng thái ngủ.
Gây mê hải sản
Chú ý: Khi gây mê cho hải sản, phải kiểm tra nguồn gốc thuốc gây mê đó như thế nào, đáp ứng yêu cầu hay không, có an toàn hay không. Đặc biệt cẩn trọng không mua nhầm loại thuốc gây mê cá cảnh.
3. Lưu ý để bảo quản trong khi vận chuyển hải sản tươi sống
Khi bảo quản hải sản tươi sống xa, để giữ tối đa độ tươi ngon cho hải sản, bạn cần lưu ý:
Thời gian vận chuyển
Các loại hải sản sẽ có thời gian bảo quản nhất định. Dù phương pháp bảo quản tốt như thế nào cũng không thể giữ hải sản tươi quá lâu. Vì thế, nếu quá thời gian quy định, hải sản có thể bị chết, ươn.
Ví dụ:
- Tôm được giữ trong thùng xốp có rong biển tươi sẽ bảo quản được 3 ngày. Trong trường hợp chưa sơ chế giữ được 2-3 ngày, còn đã sơ chế thì khoảng 3-4 ngày.
- Cua, ghẹ rất nhanh gầy và hao thịt, không còn ngon nữa. Vì thế, nên chế biến cua, ghẹ trong vòng 3 ngày, không nên để quá 1 tuần.
- Hải sản vỏ 2 mảnh (nghêu, sò, hến), ốc chỉ giữ lạnh được trong 24h và cấp đông được 1 tuần.
Sử dụng hải sản tươi sống còn khỏe
Đi đường xa bạn nên mua hải sản tươi, còn sống và phải khỏe. Những hải sản này vừa chắc thịt, tươi ngon lại có khả năng sống lâu, tỷ lệ bảo quản càng cao.
4. Mẹo chọn hải sản tươi sống để kinh doanh
Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh hải sản tươi sống và chưa có nhiều kinh nghiệm, sau đây là một số mẹo chọn hải sản tươi sống của những người bán hàng lâu năm chia sẻ:
- Tôm: Lựa con tươi, vỏ màu trong, còn nhảy tanh tách, không nên lựa những con có mùi tanh hoặc yếu vì đây là những con có dấu hiệu sắp chết, hỏng.
- Cua, ghẹ: Nên chọn con chân, càng búng khỏe, khi nhấc lên chân co lại, size trung bình. Những con to quá chưa chắc đã ngon, dễ bị xốp, thịt óp. Những con vừa vừa thịt chắc và dai ngon hơn.
- Cá: Hãy mua những con cá còn bơi khỏe, mắt trong, mang đỏ hồng tươi, thân không bị xước. Nếu là cá đông lạnh, chọn con mang đỏ tươi, lấy tay nhấn vào thịt cá đàn hồi lại ngay, mắt trong.
- Nghêu, sò, ốc: Không lấy những con có mùi lạ. Nếu là nghêu thì chọn con còn khép vỏ, sò thì mua con vỏ mở và động nhẹ vào khép lại.
Xem thêm:
- Bật mí 6 cách chọn hải sản tươi sống chất lượng khi kinh doanh
- Cách kinh doanh hải sản tươi sống – Kinh nghiệm kinh doanh
5. Shatico chuyên cung cấp hải sản tươi sống chất lượng
Nếu bạn muốn mua hải sản tươi sống chất lượng cao để ăn, biếu tặng hoặc để kinh doanh, hãy tới Shatico. Đảm bảo bạn sẽ hài lòng về các loại hải sản ở Shatico. Lý do bạn nên lựa chọn mua hải sản Shatico:
- Shatico là đơn vị chuyên cung cấp hải sản tươi sống chất lượng cao, được thu mua từ các nguồn uy tín.
- Hải sản được kiểm định chất lượng, đạt tiêu chuẩn ISO và HACCP, đủ điều kiện xuất khẩu đến Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Vận chuyển nhanh, quy trình bảo quản bằng máy móc thiết bị công nghệ cao, giữ hải sản tươi ngon đến người tiêu dùng.
Nhà máy chế biến của Shatico
Bài viết trên đã chia sẻ cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa. Để thưởng thức hải sản tươi ngon từ đại dương hoặc cần nguồn hàng tươi để kinh doanh, bạn liên hệ ngay hôm nay cho Shatico, nhân viên sẽ tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Phone: (+84) 02393.868.333
Email: shatico.45@gmail.com